Sau khi tiến hành thẩm duyệt thiết kế PCCC, nhà thầu sẽ tiến hành thi công theo bản vẽ đã được thẩm duyệt, trước khi đưa vào hoạt động phải được Công an PCCC tổ chức nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động. Tùy quy mô công trình có thể do Phòng Cảnh sát PCCC và CN, CH Công an tỉnh (PC07), hoặc Cục Cảnh sát PCCC và CN,CH (C07) thực hiện. Áp dụng đối với công trình thuộc diện phải thẩm duyệt, thiết kế về PCCC theo Phụ lục V nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính Phủ.

1 Yêu cầu trong nghiệm thu hệ thống PCCC

1.1 Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a/ Thiết kế đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;

b/ Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;

c/ Tham gia nghiệm thu công trình.

1.2. Chủ đầu tư có trách nhiệm:

 

a/ Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định của Nghị định này;

b/ Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại;

c/ Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;

d/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

1.3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

a/ Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;

b/ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;

c/ Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình.

2. Ý nghĩa nghiệm thu hệ thống PCCC

  • Đảm bảo được tính an toàn cho mỗi công trình khi thực hiện lắp đặt phòng cháy
  • Giám sát được tiến độ , cách thức hoạt động của công ty và nhà đầu tư