Quy trình thẩm duyệt PCCC đúng quy định mới 2021
Thẩm duyệt PCCC là một trong số những công việc thuộc yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở theo Nghị Định 136/2020-ND-CP . Việc thẩm duyệt thiết kế PCCC phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện, sau đó phải được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt, nghiệm thu. Công tác tham duyet PCCC, hồ sơ dự án và thiết kế, Dự án, công trình hay hạng mục công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy trước khi thi công.
Quy trình thực hiện thẩm duyệt thi công PCCC
Hiểu một cách đơn giản là việc xin thủ tục thẩm duyệt PCCC cũng giống như xin cấp giấy phép xây dựng nhà vậy. Viêc hực hiện theo một quy trình cụ thể mà chúng ta cần làm như sau.
Thứ nhất : Khi tiến hành muốn xây dụng một hệ thống PCCC, bạn cần tìm một công ty chuyên nghiệp, có năng lực chuyên nghành. Có tư cách pháp nhân đẻ tư vấn, khảo sát, thực hiện báo giá cho toàn bộ dự án PCCC
Thứ 2 : Căn cứ vào thực tế, quy mô, yêu cầu của chủ đầu tư, đơn vị thiết kế sẽ cho ra bản vẽ thiết kế phòng cháy chữa cháy cho toàn bộ công trình. Nó hoàn toàn giống kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà cho bạn
Thứ 3 : Nhận bản thiết kế thì thông thường đơn vị tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về PCCC để trình thẩm duyệt PCCC trên bản vẽ xem có đúng, đủ theo quy định của pháp luật về yêu cầu PCCC ?
Thứ 4 : Nếu thủ tục thẩm duyệt đạt yêu cầu thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ cấp giấy phép chứng nhận thẩm duyệt PCCC đạt yêu cầu. Lúc đó chủ quản công trình sẽ mời thầu đơn vị chuyên về thi công PCCC để thực hiện công trình. Đơn vị tư vấn giám sát có thể được thuê để giám sát thi công công trình họ đã thiết kế
Thứ 5 : Sau khi thi công xong thì đơn vị chủ đầu tư sẽ lập hồ sơ đề nghị cơ quan PCCC nghiệm thu công trình đã thực hiện xong. Nếu đạt yeu cầu thì coi như đã hoàn thiện cơ bản về thi công phòng cháy chữa cháy
Quy trình thủ tục thẩm duyệt một dự án PCCC bao gồm
1. Thủ tục thẩm duyệt PCCC
Thẩm duyệt PCCC đối với các dự án, công trình được quy định. Cần nắm chắc quy định về thủ tục thẩm duyệt PCCC để thực hiện đúng quy trình
2. Thời hạn giải quyết thẩm duyệt PCCC
- Dự án thiết kế quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc
- Thiết kế cơ sở: Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm A. Không quá 05 ngày làm việc đối với dự án nhóm B và C
- Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 15 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm A. Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án, công trình nhóm B và C
- Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc. Phân nhóm dự án, công trình các nhóm A, B, C nêu trên được thực hiện theo quy định của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
3. Đối tượng thực hiện thẩm duyệt PCCC
- Chủ đầu tư các dự án, công trình quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số136/2020-ND-CP /NĐ-CP, ngày 24/11/2021 của Chính phủ nhưng không thuộc đối tượng thực hiện thủ tục hành chính tại cấp Trung ương, và những dự án, công trình theo ủy quyền của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
4. Cơ quan thực hiện thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
- Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an các tỉnh là đơn vị có chức năng thẩm duyệt các dự án PCCC tại địa phương đó
5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính về thẩm duyệt PCCC
Giấy chứng nhận tham duyet PCCC và đóng dấu “ĐÃ THẨM DUYỆT THIẾT KẾ VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.
6. Lệ phí hồ sơ thiết kế phòng cháy chữa cháy
- Mức thu phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được xác định theo công thức sau:
- Phí thẩm duyệt =Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt x Mức thu
- Trong đó: Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt trong dự án.
- Mức thu được quy định tại các Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.
- Trường hợp tổng mức đầu tư dự án có giá trị đầu tư nằm giữa các khoảng giá trị dự án ghi trên Biểu mức thu phí I, II kèm theo Thông tư số 150/2014/TT-BTC thì mức thu phí được tính theo công thức sau: Nit = Nib - {Nib – Nia x ( Git - Gib ) }Gia - Gib
Trong đó
- Nit là phí thẩm duyệt thiết kế của dự án thứ i theo quy mô giá trị cần tính (đơn vị tính: %).
- Git là quy mô giá trị của dự án thứ i cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gia là quy mô giá trị cận trên quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Gib là quy mô giá trị cận dưới quy mô giá trị cần tính phí thẩm duyệt thiết kế (đơn vị tính: giá trị dự án).
- Nia là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gia (đơn vị tính: %).
- Nib là phí thẩm duyệt cho dự án thứ i tương ứng Gib (đơn vị tính: %).
- Mức thu phí thẩm duyệt phải nộp đối với một dự án được xác định theo hướng dẫn trên có mức tối thiểu là 2.000.000 đồng/dự án và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.
- Đối với trường hợp cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng công trình, hạng mục công trình thì mức phí thẩm duyệt bằng 40% mức thu phí thẩm duyệt lần đầu.
- Đối với trường hợp dự án có thay đổi tổng vốn đầu tư thì tính phí thẩm duyệt được xác định trên cơ sở phần vốn đầu tư bổ sung.
Thời điểm nộp phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy
- Đối với dự án thiết kế quy hoạch tỷ lệ 1:500: Thời gian nộp phí từ thời điểm nộp đủ hồ sơ đề nghị thẩm duyệt đến khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy, theo giấy hẹn.
- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình:
- Đối với hồ sơ thiết kế dự án, công trình có 1 bước thiết kế: Người nộp phí phải nộp toàn bộ số phí thẩm duyệt trong thời gian từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế đến trước khi được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; theo giấy hẹn.
Đối với hồ sơ thiết kế có từ 2 bước thiết kế trở lên: Người nộp phí phải nộp 30% số tiền phí thẩm duyệt phải nộp theo quy định. Trong thời gian kể từ khi nộp đủ hồ sơ thiết kế cơ sở đến trước khi cơ quan thẩm duyệt có văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế cơ sở. Nộp số tiền phí còn lại (70%) trong thời gian kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hoặc thiết kế bản vẽ thi công) đến trước khi được cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, theo giấy hẹn.
7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thẩm duyệt PCCC
Hồ sơ để tham duyet PCCC gồm 02 bộ phải có xác nhận của Chủ đầu tư. Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.
Cơ sở pháp lý thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy
- Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2013
- Nghị định số 136/2021/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Thông tư số 150/2020/TT-BCA, ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 136/2021/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ;
- Thông tư số 150/2014/TT-BTC, ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính về “Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.
8. Hồ sơ gồm có thẩm duyệt PCCC
1/ Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC & Chống sét, kiến trúc, kết cấu (02 bộ bản chính)
2/ Giấy thuyết minh kỹ thuật (01 bộ bản chính)
3/ Giấy uỷ quyền (01 bộ bản chính)
3/ Đơn xin thẩm duyệt (01 bộ bản chính)
4/ Giấy phép kinh doanh (01 bộ photo)
5/ Giấy chứng nhận đầu tư (01 bộ photo)
6/ Hợp đồng thuê đất (01 bộ photo)
7/ Giấy quy hoạch .