1. Cơ sở pháp lý của việc Kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy:

Theo quy định “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhập khẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an”.

2. Hồ sơ thẩm xét cấp giấy Chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy: 

 Hồ sơ đề nghị kiểm định, gồm:

- Đơn đề nghị kiểm định phương tiện;

- Các tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;

- Chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);

- Chứng nhận xuất xưởng của phương tiện.

3. Thời gian cấp giấy Chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy:

Chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và mẫu phương tiện cần kiểm định, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải có kết quả và trả kết quả kiểm định. Đối với các phương tiện khi kiểm định phải phụ thuộc vào việc lắp đặt hệ thống đồng bộ phương tiện thì cơ quan tiến hành kiểm định cần thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định biết và thống nhất thời gian trả kết quả kiểm định.

Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn kèm theo biên bản kiểm định của đơn vị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy, cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

 

4. Chi phí cấp giấy Chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy là bao nhiêu:

 Phí kiểm định được thực hiện theo Thông tư số 42/2016/TT-BTC ngày 03/3/2016 của Bộ Tài chính.

5. Trình tự thực hiện cấp giấy Chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy:

Bước 1. Tiếp nhận yêu cầu

Bước 2. Lấy mẫu kiểm định: Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất; đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng phương tiện cần kiểm định, nhưng không ít hơn 10 mẫu; trường hợp kiểm định dưới 10 phương tiện thì kiểm định toàn bộ.

Bước 3. Thực hiện kiểm tra, kiểm định

+ Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

+ Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.

+ Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện.

Bước 4. Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện

Bước 5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện. Trường hợp không bảo đảm điều kiện để cấp giấy chứng nhận phải có công văn trả lời và nêu rõ lý do.

6. Quy định cần lưu ý: Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy. Mỗi phương tiện phòng cháy và chữa cháy chỉ phải kiểm định một lần, nếu đạt kết quả sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy và dán tem kiểm định.

Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện việc cấp Giấy Chứng nhận kiểm định phương tiện Phòng cháy chữa cháy.